Hệ thống nước Pháp

Hệ thống nước Pháp

HỆ THỐNG GIÁO DỤC NƯỚC PHÁP

Có rất nhiều lý do để Pháp trở thành một trong những nước thu hút lượng du học sinh rất lớn từ Việt Nam và trên khắp thế giới, một trong những lý do đó là nền giáo dục chất lượng cao cùng với mức học phí phải chăng và nền giáo dục mở đối với sinh viên nước ngoài. Không những thế, Pháp còn là một đất nước xinh đẹp cùng với môi trường sống dễ chịu, dân cư hài hòa.

Nhà nước Pháp đặc biệt đầu tư vào nền giáo dục, đào tạo đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và đổi mới cơ sở hạ tầng tiên tiến. Nền giáo dục của Pháp luôn đảm bảo tính công bằng và dân chủ dù bất cứ chủng tộc, màu da, tầng lớp như thế nào.

Hệ thống giáo dục của Pháp được chia ra thành ba cấp:

Giáo dục bậc tiểu học

Giáo dục bậc trung học

Giáo dục bậc đại học

1. Giáo dục bậc tiểu học

Đây là bậc học bắt buộc cho công dân Pháp bắt đầu từ năm 6 tuổi. Chương trình của bậc này các em học sinh được học chủ yếu là Pháp văn, Toán, Khoa học và Khoa học nhân bản. Giống như đa số các hệ giáo dục trên thế giới, các học sinh tiểu học chỉ có một giáo viên đứng lớp cho tất cả các môn trong suốt một năm học. Trước khi học tiểu học, nhiều học sinh có thể đi học bắt đầu đi học từ 2 hoặc 3 tuổi ở cấp bậc mẫu giáo để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và viết chữ.

Ở bậc này, học phí được nhà nước tài trợ hoàn toàn mọi chi phí.

2. Giáo dục bậc trung học

Giáo dục trung học kéo dài 4 năm, bắt buộc cho học sinh từ 12 – 16 tuổi và được chia ra thành 3 cấp độ:

Lớp nhập môn

Lớp trung

Lớp định hướng

Khi lên trung học cơ sở, học sinh được học nhiều môn đa dạng hơn như tiếng Pháp, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Khoa học sự sống và trái đất, kỹ thuật, nghệ thuật chất dẻo, thể dục và hóa lý.

Sau khi kết thúc trung học cơ sở, học sinh sẽ phải lấy bằng Brevet. Đây là bằng chính thức đầu tiên phải thi, nhưng không nhất thiết đậu để vào trung học. Thông thường, học sinh sẽ được xét điểm học bạ để có đủ tiêu chuẩn đăng ký học trung học.

3. Giáo dục bậc trung học phổ thông

Còn được gọi là trung học đệ nhị cấp, học sinh phải học thêm 3 năm từ 16 – 18 tuổi. Ở cấp trung học phổ thông cũng sẽ phân ra theo 2 cấp độ:

Lớp đệ nhị

Lớp cuối

Học sinh ở cấp bậc này sẽ được phân theo chương trình đào tạo

Đào tạo tổng quát: kinh tế xã hội, văn học và khóa học

Đào tạo kỹ thuật

Sau khi học xong trung học phổ thông, học sinh sẽ lấy bằng Trung học (Tú tài) để được vào đại học. Tùy vào chuyên ngành được đào tạo, học sinh sẽ thi lấy bằng tú tài tổng quát (gồm có ban kinh tế xã hội, ban văn học, ban khoa học) và tú tài kỹ thuật.

Sau khi học xong trung học, học sinh có thể tham gia vào bậc đại học hoặc theo học lớp đệ nhị học nghề.

4. Giáo dục bậc đại học

Giáo dục bậc đại học được chia ra thành ba cấp bậc:

Bằng cử nhân và cử nhân chuyên môn

Bằng Thạc sỹ: Thạc sỹ nghiên cứu và thạc sỹ chuyên ngành

Bằng Tiến sỹ

Các chương trình đào tạo

Các chương trình đào tạo ngắn hạn: Được tổ chức thành hai hoặc ba năm học, các chương trình đào tạo này liên quan đến lĩnh vực thương mại, công nghiệp hay dịch vụ.

Các chương trình đào tạo dài hạn: Các chương trình này được tổ chức ở các trường đại học tổng hợp hoặc các trường đại học đẳng cấp cao thuộc hệ thống giáo dục Pháp với nhiều hình thức khác nhau tùy theo loại trường.

Các loại bằng cấp thuộc hệ thống giáo dục Pháp

Tốt nghiệp phổ thông: Hệ thống giáo dục Pháp có 3 loại bằng tốt nghiệp phổ thông khác nhau và một loại bằng chứng chỉ nghề CAP (học 2 năm, nghĩa là đến lớp 11 có thể ra đi làm tùy vào hoàn cảnh gia đình, điều kiện tài chính).

BAC Pro: Có thể giúp học sinh tiếp cận học nghề để ra làm việc ngay sau khi tốt nghiệp THPT.

BAC Tech: Dành cho những học sinh có học lực không quá cao. Vì thế có chương trình đào tạo phù hợp để giúp các em vẫn có thể tiếp tục việc học tại các trường cao đẳng nghề để trở thành những kỹ thuật viên cao cấp.

BAC Général: Gần giống tốt nghiệp Việt Nam mình nhất, dành cho các em có ý muốn theo đuổi sự học cao hơn, dĩ nhiên là dành cho các em học lực khá giỏi. Trong loại BAC này chia ra 3 chuyên ban khác nhau: Ban Khoa học Tự nhiên BAC Science (tương tự ban A và B ở Việt Nam), Ban Kinh tế Xã hội BAC Economie Social (ban D) và Ban Văn chương BAC Littérature (ban C).

Cử nhân: Yêu cầu 6 học kỳ với số lượng tín chỉ tương đương với 180 ECTS (3 năm học)

Thạc sĩ: Yêu cầu 4 học kỳ sau trình độ Cử nhân, tương đương với 120 ECTS (tổng cộng 5 năm học và 300 ECTS)

Tiến sĩ: Thông thường sau 16 kỳ học (tổng cộng 8 năm đào tạo)

ECTS: Hệ thống chu chuyển tín chỉ Châu Âu

Bằng Đại học (D.U.): Các bằng Đại học (D.U) không phải là một loại bằng quốc gia mà do mỗi cơ sở đào tạo cấp. Các bằng này được các trường đại học thuộc hệ thống giáo dục Pháp lập ra nhằm đáp ứng một số mục tiêu cụ thể hoặc một nhu cầu kinh tế của địa phương.

Chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Korean Hạ Long

Số 25 Trần Bình Trọng, khu 9B, P. Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

Tel : (+84) 33 3838 328                 Hotline: (+84) 167 6633 711

E-mail: koreanhalong@gmail.com

 

Thong ke